KHOA Y
Khoa Y Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tiền thân trước năm 1976 là Y Khoa Đại Học Đường Saigon, là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của Trường, từ năm 1947.
Hiện nay, trong xu thế phát triển chung, với khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế... đòi hỏi Khoa Y phải tăng tốc, đón đầu để phát triển một cách bền vững.
Là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, Khoa Y có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà.
Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Y gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng vạn bác sĩ, thạc sĩ, bác sĩ CK I, bác sĩ CKII, tiến sĩ..., đã thực hiện hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các loại dịch bệnh, chế tạo ra các chế phẩm y-sinh.
Khoa Y ngày nay là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà. Có ba giai đoạn chính từ lúc hình thành, phát triển cho đến nay: giai đoạn trước 1975, giai đoạn từ 1975 đến nay.
GIAI ĐOẠN KHOA Y, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH (1975 ĐẾN NAY)
2.1. Cơ cấu tổ chức
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, hòa trong niềm vui của cả dân tộc Việt nam: chấm dứt chiến tranh, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, độc lập dân tộc, Thầy và Trò của các trường đại học y, nha, dược đã lập đội tự vệ tổ chức canh gác, quản lý nhà trường, duy trì an ninh trật tự, quản lý tài sản; trên tinh thần giữ gìn nguyên trạng cơ sở nhà trường, sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi và bàn giao nhà trường cho đại diện Quân quản Sài gòn của Chính phủ VNDCCH quản lý.
Ngày 2 tháng 5 năm 1975, đại diện cho Ủy Ban Quân quản Sài gòn của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tổ tiếp quản gồm BS. Ngô Như Hòa, BS. Võ Văn Trương, BS. Đoàn Trọng Hậu và CN Nguyễn Tá Côn tiếp quản cơ cở của Y khoa Đại học đường Sài Gòn.
Ngày 12 tháng 6 năm1975, trường bắt đầu hoạt động lại, nhằm để kết thúc năm học của Trường cũ và tập trung phổ biến đường lối chính sách của chính phủ.
Tất cả các Giáo sư, Giảng viên, nhân viên cũ cùng phối hợp các cán bộ được cử về từ Trường Cán bộ Y tế cao cấp miền Nam để tiếp tục giảng dạy cho các sinh viên cũ của Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường Đại học Y Khoa Minh Đức (một trường Y khoa tư nhân tại Saigon trước 1975).
Sau đó, lần lượt nhiều giảng viên từ miền Bắc (chủ yếu từ Trường Đại học Y Hà Nội) được chuyển vào Nam để bổ sung cho đội ngũ Cán bộ giảng dạy.
Tuy được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng các cán bộ giảng của Khoa Y đã luôn hợp tác chặt chẽ, đoàn kết với nhau, giúp khoa Y nói chung, các bộ môn nói riêng vừa hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, vừa bổ sung nguồn nhân lực cho Khoa, vừa hoàn thành nhiệm vụ khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Các Thầy Cô từ Y khoa Đại học Đường Sài Gòn, như:
Các Thầy Cô được tăng cường từ Trường Cán bộ Y tế cao cấp miền Nam và từ miền Bắc, như:
GS Võ Tấn, GS Nguyễn Văn Đức, GS Nguyễn Hữu Khôi, GS Nguyễn Đình Bảng, BS Trần Minh Tỏ (Tai Mũi Họng).
Theo thời gian, đội ngũ giảng viên được bổ sung không ngừng chủ yếu từ các sinh viên giỏi tốt nghiệp từ chính Khoa Y, cho đến nay, Khoa Y có 689 cán bộ viên chức với 546 Giảng viên, trong đó có 10 Giáo sư, 75 Phó Giáo sư, 54 Tiến sĩ, 259 Thạc sĩ. Ngoài các bộ môn đã có từ trước, một số bộ môn mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, phục vụ điều trị và nghiên cứu khoa học.
Sau 1975, để hoạt động của khoa được liên tục, để xây dựng và phát triển khoa, Ban chủ nhiệm khoa được Bộ Y tế và Trường bổ nhiệm. Từ năm 1976, khi Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập, GS Trương Công Trung được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng kiêm Trưởng khoa Y. Thầy đã tạo tinh thần đoàn kết giữa các cán bộ giảng và nhân viên (từ nhiều nguồn khác nhau) trong Trường và Khoa, giúp Khoa không ngừng phát triển. Đặc biệt, Thầy đã tạo điều kiện để Khoa cộng tác với một số Trường Y ở Pháp, giúp một số Cán bộ giảng của Trường được tu nghiệp ở Pháp.
Năm 1993, GS Nguyễn Đình Hối nối tiếp công việc của GS Trương Công Trung, làm Hiệu Trưởng kiêm Trưởng khoa Y. Trong thời kỳ này, số lượng Cán bộ giảng được tu nghiệp ở nước ngoài tăng lên rất nhiều, ngoài một số Trường Y ở Pháp, còn có một số Trường ở Hoa Kỳ, Hàn quốc, Nhật. Vừa làm công tác quản lý Trường và Khoa y, GS Hối đã là người thành lập Phòng Khám Đa Khoa trực thuộc Trường. Cũng dưới sự lãnh đạo của Thầy, Phòng Khám ngày càng phát triển và đến ngày 18/10/2000, đã trở thành Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện đầu tiên trong cả nước trực thuộc trường Đại học. Mô hình bệnh viện này từ đó được nhân rộng ra cả nước.
Các thế hệ sau, các Trưởng Khoa Y từ năm 2007 đến nay gồm GS Đặng Vạn Phước (2007 đến 2008), GS Nguyễn Sào Trung (2008 đến 2012), PGS Châu Ngọc Hoa (2012 đến 2015), PGS Trần Diệp Tuấn (từ 2015 đến nay) vẫn tiếp nối truyền thống phát triển, giúp khoa Y luôn là đầu tàu của Trường, là cơ sở trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao trong cả nước.
Cùng cộng tác quản lý khoa qua các thời kỳ là các Thầy Phó Trưởng Khoa Y. Trong những năm đầu có GS Phạm Biểu Tâm, GS Ngô Gia Hy, BS. Ngô Như Hòa, Ông Huỳnh Kim Giảng, GS Trần Văn Sáng, GS Nguyễn Văn Hiền. Sau đó là PGS Nguyễn Quang Quyền, Ông Bùi Hồng Trạch, PGS Phan Chiến Thắng, BSCKII. Phan Bảo Khánh, GS Nguyễn Thanh Bảo, TS Hoàng Tiến Mỹ, PGS Trần Văn Ngọc, PGS Lê Văn Quang, PGS Nguyễn Hoàng Bắc. Hiện nay, các Phó Trưởng Khoa là PGS Vũ Minh Phúc, PGS Phạm Thị Minh Hồng, PGS Huỳnh Nghĩa, PGS Ngô Quốc Đạt.
Các bộ môn là đơn vị chủ chốt của Khoa, trực tiếp giảng dạy, đào tạo, phục vụ điều trị, nghiên cứu khoa học. Không ngừng lớn mạnh, ngoài các bộ môn đã có từ trước, một số bộ môn mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, phục vụ điều trị và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, Khoa Y có 36 bộ môn, gồm:
11 Bộ môn cơ sở với Trưởng bộ môn đương nhiệm, gồm: Sinh Lý (PGS Trần Văn Ngọc), Phẫu Thuật Thực Hành (PGS Phạm Hùng Cường), Miễn Dịch - Sinh Lý Bệnh (ThS Võ Ngọc quốc Minh), Mô Phôi (PGS Ngô Quốc Đạt), Vi Sinh (PGS Cao Minh Nga), Ký Sinh (PGS Phan Anh Tuấn), Sinh Hóa (PGS Lê Xuân Trường), Dược Lý (TS Đinh Hiếu Nhân), Giải Phẫu Học (TS Nguyễn Hoàng Vũ), Giải Phẫu Bệnh (TS Đoàn Thị Phương Thảo), Y Đức-Xã Hội Học (PGS Nguyễn Thị Kim Tiến).
25 Bộ môn lâm sàng với Trưởng bộ môn đương nhiệm, gồm: Nhi (PGS Vũ Minh Phúc), Sản (PGS Lê Hồng Cẩm), Nội Tổng quát (PGS Châu Ngọc Hoa), Da liễu (TS. Văn Thế Trung), Lao và Bệnh phổi (PGS Nguyễn Thị Thu Ba), Nhiễm (ThS Nguyễn Văn Hảo), Thần kinh (TS Lê Văn Tuấn), Nội tiết (TS Trần Quang Khánh), Tâm thần (TS Ngô Tích Linh), Ngoại tổng quát (PGS Nguyễn Văn Hải), Ung thư (PGS Trần Văn Thiệp), Mắt (PGS Nguyễn Công Kiệt), Tai mũi họng (PGS Trần Minh Trường), Ngoại thần kinh (PGS Võ Tấn Sơn), Chẩn đoán Hình ảnh (TS Võ Tấn Đức), Chấn thương Chỉnh hình (PGS Đỗ Phước Hùng), Lão khoa (PGS Nguyễn Văn Trí), Phẫu thuật Lồng ngực-Tim mạch (PGS Trần Quyết Tiến), Ngoại nhi (PGS Trương Nguyễn Uy Linh), Tiết niệu (PGS Ngô Xuân Thái), Huyết học (GS Nguyễn Tấn Bỉnh), Tạo hình Thẩm mỹ (PGS Nguyễn Anh Tuấn), Hồi sức Cấp cứu Chống độc (TS Phạm Thị Ngọc Thảo), Gây mê Hồi sức (PGS Nguyễn Trung Tín), Y học hạt nhân (TS Nguyễn xuân cảnh).
Ngoải bộ môn, khoa y còn có Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng y khoa (ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh), Trung tâm Bác sĩ gia đình (PGS Phạm Lê An) và 08 Ban chức năng: Ban Hành chính tổ chức, Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản trị giáo tài, Ban Nghiên cứu khoa học, Ban tài chính kế toán, Ban Hợp tác Quốc tế, Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Ban Khảo thí.
Hoạt động của Khoa Y luôn được chỉ đạo sát sao của Đảng bộ Khoa. Từ năm 1975 cho đến nay, Đảng ủy khoa đã có các đồng chí bí thư luôn hết lòng vì sự phát triển của Khoa. Theo thời gian, đó là BS. Võ Văn Trương, Ông Huỳnh Kim Giảng, GS Nguyễn Văn Hiền, TS Lê Thanh Thủy, Ông Bùi Hồng Trạch, PGS Trần Thị Liên Minh, GS Nguyễn Thanh Bảo và nay là PGS Trần Diệp Tuấn.
Cùng với Đảng bộ khoa, còn có Công đoàn khoa và Đoàn Thanh niên luôn gắn bó mật thiết với Ban chủ nhiệm, với các bộ môn, nhân viên và sinh viên.
2.2. Đào tạo
Từ năm 1976, Khoa Y đào tạo Bác sĩ Sơ Bộ chuyên khoa (sau này gọi là Bác sĩ định hướng chuyên khoa) được 10 khóa. Đến năm 1987, đào tạo Bác sĩ chuyên khoa theo 2 hệ (nội-nhi-nhiễm, ngoại-sản).
Hiện nay, theo khung chương trình đào tạo của cả nước, với đội ngũ cán bộ giảng và cơ sở vật chất đầy đủ, khoa y đã và đang đào tạo các loại hình như sau:
Trước năm 2016, trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, khoa y đào tạo theo niên chế kết hợp với tín chỉ.
Từ năm học 2016-2017, với sự cộng tác, giúp đỡ của Đại học Y Havard (Hoa Kỳ) và Đại học Geneve (Thụy Sĩ), khoa Y bắt đầu đào tạo theo chương trình mới dựa trên chuẩn năng lực (chuẩn đầu ra), trong đó các modules được giảng dạy tích hợp. Theo cách đào tạo này, sinh viên sẽ được tạo điều kiện học chủ động và được thực hành nhiều hơn.
Tính đến năm học 2015-2016, số lượng sinh viên đại học và học viên sau đại học đã tốt nghiệp từ 1975 là:
Với số lượng Bác sĩ đã được đào tạo nói trên, Khoa y đã góp phần nâng tỷ lệ số bác sĩ /10.000 dân từ < 1/ 10.000 dân trước năm 1975, nay đạt >8/10.000 dân.
2.3. Nghiên Cứu Khoa Học
Trong Hội nghị Khoa học toàn trường được tổ chức hàng năm, Khoa y luôn là khoa có nhiều đề tài. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng tăng, nhất là trong 5 năm gần đây, đã có 6 đề tài cấp Nhà nước, 64 đề tài cấp Bộ, 12 đề tài cấp Thành phố, 1499 đề tài cấp Cơ sở. Nhiều đề tài khoa học đã được ứng dụng vào thực tế chẩn đoán, điều trị, sản xuất, đào tạo. Nhiều tác giả đã nhận được bằng sáng tạo, giải thưởng VIFOTEC, ...
Nhiều đề tài đã hoàn thành, đã đăng tải, đã báo cáo ở cơ sở, ở các hội nghị toàn quốc cũng như hội nghị quốc tế.
Thông qua nghiên cứu nhiều Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ đã được đào tạo.
Một số chế phẩm sinh học, kit chẩn đoán đã được sản xuất và ứng dụng rộng rãi. Một số hướng nghiên cứu trọng tâm và ekip nghiên cứu đã dần dần được hình thành.
Định hướng nghiên cứu khoa học hiện nay là: (1) Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, miễn dịch học và di truyền học trong chẩn đoán. (2) Phát triển phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, thay thế tạng và ghép mô-cơ quan. (3) Phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, lao phổi, HIV/AIDS và các bệnh cộng đồng. (4) Tăng cường chất lượng đào tạo.
2.4. Hợp tác quốc tế
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Y có những chương trình hợp tác với:
Pháp: Đại học Aix Marseille II, Đại học Bordeaux II, Đại học Nantes, Đại học Paris. Đại học Rennes, Đại học Strasbourg.
Hoa Kỳ: Đại học UCLA, Đại học UCSF, Đại học Havard, Đại học Kentucky, Đại học Houston, Đại học Baylor, Ủy ban Khoa Học Hoa Kỳ hợp tác với VN, Viện Hàn lâm Hoa Kỳ về phẫu thuật Đầu Mặt Cổ.
Hà Lan: Dự án Tăng cường giảng dạy tại 4 khoa y Việt Nam và Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng tại 8 trường y Việt Nam.
Nhật: Đại học Y Nha khoa Tokyo, Đại học Shiga, Đại học Tsukuba.
Úc: Đại học Adelaide, Đại học Sydney.
Thái Lan: Đại học Chulalongkorn, Đại học Mahidol, Đại học Burapha, Đại học Songkla.
Hàn Quốc: Đại học Chosun, Đại học Chonnam, Đại học Sungkyunkwan.
Anh Quốc: Viện North East Wales, Đại học Royal Holloway London.
Đài Loan: Đại học Đài Bắc, Bệnh viện Cựu Chiến Binh
Quan hệ trao đổi giảng viên và sinh viên, phối hợp mở các lớp huấn luyện chuyên khoa với nhiều nước: Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Áo, Hà Lan, Nhật, Thái Lan, Singapore, Campuchia v.v...
2.5. Bệnh viện thực hành giảng dạy
Bệnh viện của Trường: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Các Viện, Bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh
Hướng dẫn sinh viên tại BV Nhi Đồng 1
Các Bệnh viện tại các Tỉnh
Thực tập tại bộ môn nhiễm
Thực tập tại Bộ môn Gây Mê
Kiến tập mổ nội soi bụng
Thực tập tại Bộ môn Chấn Thương - Chỉnh Hình
2.6. Cơ sở vật chất
Trước năm 2012, cơ sở vật chất khoa Y là tòa nhà đã được xây dựng từ năm 1962 với một đại giảng đường (khoảng 500 ghế) và hai giảng đường A, B (mỗi giảng đường có khoảng 200 ghế) và một số giảng đường nhỏ hơn tại các bộ môn y học cơ sở. Từ năm 2012, Khoa Y, cùng với các khoa khác, có thêm tòa nhà 15 tầng với khoảng 10 giảng đường (mỗi giảng đường có khoảng 100-300 ghế).
Các labo và phòng thực hành của các bộ môn y học cơ sở luôn được nâng cấp, với các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Về sách giáo khoa, từ 1976 cho đến nay, tất cả các bộ môn đều có sách giáo khoa tiếng Việt do các giảng viên biên soạn. Các quyển sách này luôn được cập nhật và cung cấp những kiến thức sát hợp với chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của sinh viên. Ngoài ra, nhiều bộ môn còn có các quyển sách chuyên đề giúp cho các học viên sau đại học tham khảo.
Trong thư viện của Trường, ngoài các quyển sách tiếng Việt, cũng luôn được cập nhật với những tạp chí và sách giáo khoa tiếng Anh mới xuất bản.
2.7. Giúp đỡ các trường bạn
2.7.1. Hình thành và phát triển Khoa Y, Trường Đại học Cần Thơ: ngay từ những năm đầu của thập niên 1980, hàng ngày, đều có những cán bộ giảng của Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ để tổ chức chương trình đào tạo, giảng dạy lý thuyết và thực hành, góp ý kiến về trang bị cơ sở vật chất cho các bộ môn Y học cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực. Theo thời gian, Khoa Y Trường Đại học Cần Thơ phát triển và hiện nay là một Khoa vững mạnh, đầu tàu của Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
2.7.2. Hình thành và phát triển Khoa Y, Trường Đại học Tây Nguyên: cũng như với Cần Thơ, trong những ngày đầu mới được thành lập, vào năm 1977, hầu hết các môn học của Khoa Y, Trường Đại học Tây Nguyên cũng đều được đảm đương bởi các Thầy Cô của Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Vừa giảng dạy, vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đến thập niên 2000. Ngày nay, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, là một trong những nơi quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh miền trung và miền nam.
2.7.3. Góp phần giảng dạy cho Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Trong những năm đầu mới thành lập, vào năm 1989, với tên gọi là Trung Tâm đào tạo Nhân lực Y tế TP. Hồ Chí Minh, cho đến khi được đổi tên là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vào năm 2008, nhiều Thầy Cô của Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã được mời cộng tác để xây dựng các bộ môn của trường, với công việc là Trưởng các bộ môn, đặc biệt là các bộ môn y học cơ sở.
2.8. Sinh viên Khoa Y
Trước 1975, sinh viên y khoa luôn là hạt nhân nòng cốt trong các phong trào đấu tranh vì tự do và độc lập của tổ quốc. Những cuộc biểu tình, bãi khóa, tuyệt thực được tổ chức thường xuyên bởi những sinh viên y khoa nòng cốt như SV Nguyễn Thanh Công, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Nguyễn Huy Diễm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Hữu Khánh Duy, Đỗ Thị Văn, Trương Thìn … Phong trào sinh viên đã góp phần thắng lợi của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Sau 1975, tiếp nối truyền thống yêu nước của thế hệ trước, sinh viên Khoa Y luôn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào của Nhà Trường. Trong năm học, bên cạnh việc học, sinh viên Khoa Y còn tích cực tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng như: lễ kết nghĩa (giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai), lễ tri ân những người hiến thi hài cho khoa học, Hội trại truyền thống, Hội thi Hippocrat, toạ đàm “Mãi mãi tuổi 20, tiếp bước Đặng Thùy Trâm”, chương trình “Nhịp cầu kinh nghiệm”, Quỹ học bổng “Tiếp sức”, khám chữa bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo vùng sâu vùng xa, phong trào “Ánh sáng văn hoá hè” sau đó mở rộng thành chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, chương trình Xuân tình nguyện, Blouse trắng tình nguyện, Hiến máu nhân đạo. Vào các dịp Trung thu, Giáng sinh, hè, sinh viên khoa y cũng tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức để thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em nghèo, khuyết tật và cơ nhỡ …
Hàng năm, sinh viên khoa y còn tham gia báo cáo tại các hội nghị khoa học kỹ thuật trường và toàn quốc.
Sinh viên Khoa Y vui chơi ngoài giờ học
Thực hành vi tính
- CÁC THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Huân chương Lao động hạng ba, năm 2005 (số 430/QĐ/CTN ngày 06/05/2005).
Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ Năm 2002 (số 1097/QĐ-TTg ngày 18/11/2002).
Bằng khen của Bộ Y tế (số 2381/QĐ-BYT ngày 30/06/2008).
Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh năm 2006 (số 4778/QĐ-UBND ngày 26/06/2006).
Huân chương lao động hạnh nhì, năm 2013, (số 2146/QĐ-CTN, ngày 12/11/2013)
Tập thể lao động xuất sắc liên tục từ 2007 đến nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- http://www.advite.com/motchutlichsuvetrusoDHYKSG.htm
- http://ttntt.free.fr/archive/daohuuanh.html
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_S%C3%A0i_G%C3%B2n
- Public Health Program". Vietnam Magazine. Vol IV, No 9, 1971. tr 7
- http://heartwarmingvietnam.blogspot.com/2012/03/truong-y-khoa-sai-gon-truoc-1975.html
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Trường_Đại_học_Y_khoa_Sài_Gòn
-
Bibliographie des Thèses: Dr. Nguyễn Đức Nguyên, Centre d’Education Médicale, Université de Saigon, 1972.